MOTOR GIẢM TỐC | HỘP SỐ GIẢM TỐC | ĐỘNG CƠ ĐIỆN | ĐỘNG CƠ GIẢM TỐC | ĐẦU GIẢM TỐC | GIẢM TỐC CYCLO | MOTOR AC | ĐỘNG CƠ AC

https://www.industrialgearmotor.com


Động cơ giảm tốc là gì? Motor giảm tốc có gì khác so với hộp giảm tốc?

Nhiều bạn thắc mắc không biết động cơ giảm tốc là gì? nó hoạt động như thế nào? Motor giảm tốc khác gì so với hộp giảm tốc?.... Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu khái quát về động cơ giảm tốc để giúp các bạn có cái nhìn khách quan hơn về động cơ giảm tốc cũng như các vấn đề liên quan đến giảm tốc.
Động cơ giảm tốc là gì? Motor giảm tốc có gì khác so với hộp giảm tốc?
Ngay bản thân tên gọi Động cơ giảm tốc đã giúp chúng ta có hể hình dung được nó là như thế nào, bao gồm cái gì và đoán được sơ bộ chức năng của nó là gì đúng không ạ?
 
Thật ra Động cơ giảm tốc = Động cơ điện + Hộp Giảm tốc

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ điện xoay chiều:

Cấu tạo của động cơ điện gồm 2 phần chính là Stato (phần đứng yên) và Roto (Phần quay). Stato gồm các cuộn dây của ba pha điện quấn trên các lõi sắt bố trí trên một vành tròn để tạo ra từ trường quay còn Roto có dạng hình trụ đóng vai trò như một cuộn dây quấn trên lõi thép.

Nguyên lý hoạt động khi mắc động cơ vào mạng xoay chiều, từ trường quay do stato chính là nguyên nhân làm quay roto trên trục. Chuyển động quay của roto được trục máy truyền ra ngoài  để vận hành các máy công cụ hoặc các cơ cấu chuyển động khác.

Phân loại động cơ điện được sản xuất với nhiều kiểu và công suất để đáp ứng đúng nhu cầu thực tế của từng ứng dụng cụ thể. Nếu dựa trên sơ đồ nối điện có thể chia làm hai loại: động cơ điện 3 pha và động cơ điện 1 pha, còn nếu dựa trên tốc độ thì cũng chia làm hai loại là động cơ đồng bộ và động cơ không đồng bộ.

Từ trường quay được tạo ra bằng cách cho dòng điện ba pha chạy vào ba nam châm điện đặt lệch nhau trên một vòng tròn. Cách bố trí các cuộn dây tương tự như trong máy phát điện ba pha, nhưng trong động cơ điện người ta đưa dòng điện từ ngoài vào các cuộn dây 1, 2, 3.
Nguyên tắc hoạt động của động cơ điện xoay chiều 3 pha tương tự như đã nguyên lý hoạt động của động cơ điện xoay chiều (đã giới thiệu ở trên).
 
Tiếp theo sẽ là hộp giảm tốc

Chỉ nghe cái tên hộp giảm tốc thôi thì chúng ta cũng có thể tưởng tượng được nó là gì rồi phải không nào? Nhìn hình trên có thể hiểu một các đơn giản hộp giảm tốc là một cái hộp bên trong chứa bộ truyền động sử dụng bánh răng, trục vít… để làm giảm tốc độ vòng quay (không phải là tốc độ dài nhé các bạn)

Hộp giảm tốc là cơ cấu truyền động ăn khớp trực tiếp, có tỷ số truyền không đổi, được dùng để giảm vận tốc góc, tăng  momen xoắn và là bộ phận trung gian giữa động cơ điện với bộ phận làm việc của máy công tác (nghĩa là 1 đầu hộp giảm tốc nối với động cơ như truyền động bằng xích, đai hoặc nối cứng. Đầu còn lại của hộp giảm tốc nối với tải (xích, đai, nối cứng)

Nhiệm vụ của Hộp giảm tốc là làm gì?

Cái chúng ta mong muốn là số vòng quay của trục ra hộp giảm tốc nhỏ thiết nghĩ tại sao người ta không chế tạo ra động cơ có số vòng quay nhỏ như yêu cầu thực tế luôn, chế tạo thêm hộp giảm tốc làm gì cho phức tạp. Chính xác mà nói nếu chế tạo động cơ điện như vậy thì rất phức tạp và giá thành chính vì thế bị đội lên rất nhiều. trong khi với chi phí ít hơn chúng ta dễ dàng lắp thêm hộp giảm tốc lên động cơ điện để thay đổi số vòng ra của trục quay linh hoạt hơn nhiều. Thêm một yếu tố nữa: bạn rất khó để có thể tạo ra động cơ điện có momen xoắn và số vòng quay theo ý muốn. Người ta gọi đấy là tỷ số truyền.

Phân loại hộp giảm tốc

Nếu dựa trên tỷ só truyền chung của hộp giảm tốc có thể chia làm hộp giảm tốc một cấp và hộp giảm tốc nhiều cấp. Mặc khác nếu dựa theo loại truyền động trong hộp giảm tốc có thể phân ra:

• Hộp giảm tốc bánh răng trụ: khai triển, phân đôi, đồng trục.
• Hộp giảm tốc bánh răng côn hoặc côn - trụ.
• Hộp giảm tốc trục vít - bánh răng.
• Hộp giảm tốc bánh răng – trục vít. Ở đây ta thiết kế một hộp giảm tốc 2 cấp + một bộ truyền ngoài.

Nguyên tắc hoạt động của hộp giảm tốc:

Thông thường hộp giảm tốc thường là một hệ bánh răng thường, gồm nhiều bánh răng thẳng hoặc răng nghiêng lần lượt ăn khớp với nhau theo đúng tỷ số truyền và momen quay đã thiết kế để lấy ra vòng quay cần thiết. Cũng có một hộp giảm tốc không sài hệ bánh răng vi sai hoặc hệ bánh răng hành tinh. Với hộp giảm tốc loại này thì kích thước sẽ nhỏ, gọn và chịu lực làm việc lớn. Tùy vào điều kiện làm việc và tính toán thì người ta sẽ thiết kế 1 hộp giảm tốc phù hợp với công việc.
Khi nào cần dùng hộp giảm tốc? khi người ta cần 1 số vòng quay trong 1 phút mà không có động cơ nào đáp ứng được thì người ta sẽ dùng đến hộp giảm tốc.